Nhiếp ảnh gia Brent McKean đã chụp được màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục ở Manitoba, Canada, vào ngày 13 tháng 2. “Tôi đã nhìn thấy hào quang một vài lần trong ngày. Vài năm trước, tôi cũng đã nhìn thấy cầu vồng của Mặt trăng, và thậm chí còn bị sét đánh xuyên qua “, McKean nói. Tuy nhiên, phong cảnh mà anh quan sát được ở Manitoba vẫn đặc biệt ấn tượng. Trong ảnh, xung quanh Mặt trăng là một quầng nhiễu xạ, tiếp theo là một hào quang sáng tròn (hay hào quang 22 độ) bao quanh, phía trên là một phần của đường tròn ngoại tiếp, hai bên là các đốm lớn hay còn gọi là Mặt trăng giả.
Hào quang băng sáng rực quanh Mặt Trời
Khoảnh khắc tinh thể băng lơ lửng trong không trung tạo ra hiệu ứng hào quang quanh Mặt Trời lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia trên dãy Alps. Nhiếp ảnh gia Michael Schneider chứng kiến hào quang băng hình thành ở đỉnh núi Hörnligrat khi trượt tuyết trên dãy Alps hôm 25/12. Schneider chụp lại cảnh tượng bằng điện thoại và chia sẻ trên trang cá nhân.
“Tôi nhanh chóng nhận ra vầng hào quang dần hình thành, lúc đầu hiện tượng rất khó thấy cho tới khi ánh sáng mạnh dần. Tôi bị mê hoặc bởi hai vòng tròn bao quanh Mặt Trời và nhiều tia sáng phản chiếu”, Schneider cho biết.
Bên trong nó còn có thể xuất hiện những chiếc nhẫn ánh sáng nhiều màu gọi là “corona”, gây ra bởi sự nhiễu xạ lượng tử bởi những giọt nước nhỏ hoặc băng gần hướng mặt trời/mặt trăng.
Hào quang xuất hiện do những tinh thể băng
Các hào quang xuất hiện do những tinh thể băng giống lăng kính lục giác đã khúc xạ ánh sáng. Hào quang ngoại tiếp phía trên hình thành do Mặt Trăng đang ở góc thấp trên bầu trời. Hai Mặt Trăng giả cho thấy các tinh thể băng xếp theo chiều dọc.
Quầng sáng nhiễu xạ của Mặt Trăng hình thành khi ánh sáng bị bẻ cong ở xung quanh; và giữa những hạt nước, trong trường hợp này là hạt nước siêu lạnh. Ánh trăng đi qua hai lớp hạt, lớp trên gồm các tinh thể băng; và lớp dưới gồm hạt nước siêu lạnh. Đường đi của mỗi tia sáng bị thay đổi, tạo ra quầng sáng đầy màu sắc.
Ngoài quầng halo 22 độ có thể có thêm “sun dogs”; “moon dogs” dưới dạng những dải sáng kỳ ảo; tạo ra bởi ánh sáng khúc xạ qua các tiểu cầu băng mỏng; phẳng, sáu mặt khi chúng bay về phía mặt đất.
Những mặt trăng giả rõ nét phản chiếu xuống trái đất
Khi Mặt Trời nhô cao và sương mù tan hẳn, các vòng tròn băng trở nên rõ nét; bao quanh Mặt Trời và rìa núi. Nhà địa vật lý Mika McKinnon cho biết hiện tượng này hình thành; khi những tinh thể băng cực nhỏ lơ lửng trên bầu trời.
“Tinh thể băng ở rất cao phía trên các đám mây ti hoặc gần mặt đất hơn dưới dạng bụi kim cương hoặc sương mù băng. Tương tự nước mưa tán xạ ánh sáng thành cầu vồng, tinh thể băng có thể phản chiếu và khúc xạ ánh sáng, đóng vai trò như tấm gương hoặc lăng kính tùy theo hình dáng của tinh thể và góc tới của ánh sáng”, McKinnon giải thích.
Trên đây là những thông tin mà trang deavit.com muốn chia sẻ tới cho các bạn. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.