Rắn hoa cỏ cổ đỏ là loài động vật bò sát chi Rắn hoa cỏ họ Rắn nước, tên dân gian là rắn cổ trĩ đỏ, rắn nước cổ đỏ, rắn cổ bẹt, chúng thuộc loại rắn độc có nanh độc sau. Về hình thể, nó có kích thước trung bình, tổng chiều dài chừng 77 đến 95 xăngtimét. Lưng phần đầu có màu xanh cỏ, vảy môi ở trên có màu hơi nhạt, bộ phận rãnh vảy có màu đen, mặt bụng phần đầu thì có màu trắng đục. Phân bố ở các nước như là bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Indonesia, Nepal,… Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem độc tố của loài rắn này do đâu mà có nhé.
Rắn hoa cỏ cổ đỏ là một loài rắn độc
Rắn hoa cỏ cổ đỏ thuộc về loài rắn độc. Tức là những con rắn đó không có đủ cơ quan sinh độc điển hình. Trong chúng nó cũng có đủ tuyến tương tự với tuyến độc của loài rắn độc, gọi là tuyến Duvernoy. Hơn nữa tuyến độc khác nhau có tác dụng độc tính khác nhau. Biểu hiện là ra máu không ngừng, tan máu, hô hấp khó khăn gặp nhiều trở ngại, thận bị tổn hại.
TS Nguyễn Thiên Tạo cùng cộng sự phát hiện loài rắn hoa cỏ cổ đỏ ăn ấu trùng đom đóm; thay vì cóc và giun đất để tích lũy độc chất Bufadienolide. Rắn hoa cỏ cổ đỏ có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Trước đây, tất cả các độc tố có trong loài rắn này được cho là có từ cóc. Cóc một loại thức ăn phổ biến của rắn. Nhưng khi phân tích nhóm nghiên cứu gồm TS Tạo và cộng sự ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thấy có những độc tố khác với độc tố trong cóc.
Nọc độc của rắn hoa cỏ cổ đỏ sinh ra từ đâu?
Nhóm nghiên cứu đã dành gần 10 năm đi tìm câu trả lời; liệu có phải độc tố này sinh ra trong quá trình tiến hóa của rắn? TS Nguyễn Thiên Tạo cùng các cộng sự tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ghi nhận tổng số 28 mẫu thức ăn trong dạ dày rắn ngoài tự nhiên và 29 mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích.
Ông cho biết, không giống các loài rắn khác, hầu hết rắn thuộc Rhabdophis có các tuyến phòng thủ đặc biệt dưới da ở lưng, đôi khi ở cổ. Tuyến này là nơi tích tụ độc tố từ thức ăn gọi là Bufadienolides. Khi bị tấn công, chúng sẽ ưỡn cổ, làm cho tuyến phòng thủ hiện rõ hơn. Kẻ săn mồi khi cắn vào cổ rắn sẽ nhận được một tia chất lỏng; nó chảy từ các tuyến này vào trong miệng hoặc mắt, gây đau đớn, tê liệt.
Nghiên cứu về thành phần thức ăn ngoài tự nhiên của chúng cho thấy; các loài động vật lưỡng cư trong đó các loài họ cóc (Bufonidae). Đây là con mồi ưa thích và là nguồn chính cung cấp độc tố Bufadienolide. Tuy nhiên ở nhóm rắn ăn chủ yếu là các loài giun đất – vốn không có chất độc; vẫn phát hiện các tuyến liên kết phòng thủ đặc biệt có chứa độc tố Bufadienolide.
Rắn hoa cỏ cổ đỏ thay đổi thức ăn để tích lũy độc tố
Quá trình nghiên cứu và phân tích, nhóm đã tìm được bằng chứng khoa học; chứng minh loài rắn này có khả năng tích lũy được độc tố thông qua con mồi là ấu trùng đom đóm. Theo TS Tạo, trong số các loài rắn thuộc giống Rhabdophis; sự thay đổi và thích nghi trong thành phần thức ăn từ ếch sang giun đất không phải là bất thường.
Tuy nhiên, sự thay đổi con mồi có chứa độc tố được quan sát thấy trong nhóm rắn Rhabdophis có nguồn gốc Bufadienolides (từ cóc) sang loại độc tố mới ở đom đóm là rất thú vị và đáng chú ý. “Chúng tôi thường gọi là cùng một loại vũ khí, nhưng nguồn độc tố khác nhau”, ông nói.
Phát hiện mới về việc thay đổi thức ăn để tích lũy độc tố của loài rắn hoa cỏ cổ đỏ; được nhóm nghiên cứu công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Nơi này có tên tiếng Anh là Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) năm 2020.