Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự xuất hiện của tuyết màu hồng do tảo gây ra trên các sông băng ở dãy Alps, nơi đang tăng cường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hay cùng với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu trên thế giới, những hiện tượng bí ẩn hay kỳ lạ xuất hiện ngày càng nhiều, điển hình là hiện tượng tuyết rơi trên các sa mạc khô cằn. Biến đổi khí hậu diễn ra khắp nơi trên thế giới khiến thiên nhiên, thời tiết ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ bí, kỳ lạ, ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
Hiện tượng tuyết hồng
Giới nghiên cứu đang tranh luận về nguồn gốc của tảo, nhưng chuyên gia Biagio Di Mauro ở Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy cho rằng tuyết hồng ở sông băng Presena nhiều khả năng do cùng một loại tảo phát hiện trước đó tại Greenland gây ra. “Tảo không nguy hiểm. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trong suốt mùa xuân và mùa hè không chỉ ở vĩ tuyến giữa mà cả ở vùng cực”, Di Mauro cho biết. Loại tảo mang tên Ancylonema nordenskioeldii có mặt ở vùng Dark Zone của Greenland, nơi băng đang tan chảy.
Thông thường, băng phản chiếu hơn 80% bức xạ từ Mặt Trời vào khí quyển. Nhưng khi tảo xuất hiện, chúng khiến băng sẫm màu hơn; hấp thụ nhiều nhiệt và tan chảy nhanh hơn. Tảo càng lan rộng, băng càng chảy nhanh hơn. Giúp chúng có thêm nước và không khí, đổi lại trên mặt băng trắng ở vùng núi Passo Gavia cao 2.618 m nhuốm sắc đỏ.
“Mọi thứ khiến tuyết trở nên tối màu đều làm tuyết tan chảy. Bởi chúng đẩy mạnh hấp thụ bức xạ”, Di Mauro giải thích. “Chúng tôi đang cố gắng xác định ảnh hưởng của những hiện tượng khác ngoài con người trong việc khiến Trái Đất ấm lên nhanh”. Theo Di Mauro, sự có mặt của người leo núi; thang máy trượt tuyết cũng tác động tới sự sinh sôi của tảo.
Tuyết rơi trên sa mạc Sahara
Tại một số dãy núi thuộc khu vực sa mạc Sahara. Việc tuyết rơi là việc xảy ra thường xuyên như tại đỉnh Tahat. Đỉnh núi cao nhất tại Algeria vào mùa đông với chu kì khoảng 3 năm một lần. Dãy núi Tibesti tại miền Bắc Chad thì cứ trung bình 7 năm một lần. Lại có những đợt tuyết rơi dày trên đỉnh núi tới hơn 2.500 m. Tuy nhiên, thực sự là bất thường khi vào ngày 18 tháng 2 năm 1979. Các khu vực địa hình thấp của sa mạc Sahara lại bất ngờ đón nhận một trận tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Tuyết rơi tại các điểm ở phía Nam Algeria. Cùng với một cơn bão tuyết kéo dài trong nửa giờ đã làm tê liệt hệ thống giao thông tại đây.
Trên sa mạc Taklamakan bất ngờ có tuyết rơi suốt 11 ngày liền
Sa mạc Taklamakan nằm trong địa phận khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Là một trong 15 sa mạc lớn nhất thế giới với tổng diện tích 337.600 km2; chiều dài tính theo hướng Đông Tây là hơn 1000 km; chiều rộng theo hường Nam Bắc là 400 km. Đường biên giới phía Bắc và phía Nam của Taklamakan là một trong quãng đường dài đầy gian khổ trong huyền thoại “con đường tơ lụa” lịch sử. Năm 2008, tuyết bất ngờ rơi và phủ khắp sa mạc Taklamakan suốt 11 ngày liền. Đây được coi là hiện tượng thời tiết rất hiếm gặp đối với các sa mạc. Lớp tuyết mỏng có độ dày khoảng 4 cm phủ trắng lên sa mạc nóng bỏng. Tạo nên phong cảnh hết sức kỳ thú.
Để biết thêm về những hiện tượng thiên nhiên độc đáo hãy tham khảo bài viết của deavit.com nhé!