Vịnh Jervis ở bang New South Wales những ngày gần đây biến thành “bữa tiệc ánh sáng” do tảo phát quang sinh sôi nảy nở. Cư dân David Finlay ngày 15/1 đã ghi lại vẻ đẹp mê hồn của bãi biển Plantation Point trên vịnh Jervis, đông nam Australia. Cảnh quay màn đêm buông xuống cho thấy chỉ cần một tác động nhẹ từ sóng hoặc người, nước biển lập tức phát ra ánh sáng xanh. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát quang của một số loại động vật sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển.
Noctiluca scintillans là hiện tượng tảo phát quang
Theo Finlay, hiện tượng gây ra bởi một loài tảo phát quang sinh học có tên Noctiluca scintillans. Sự gia tăng chất dinh dưỡng trong nước từ tro bụi cháy rừng trong thời gian qua; đã tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh và đồng loạt nở hoa.
![Noctiluca scintillans là hiện tượng tảo phát quang](https://deavit.com/wp-content/uploads/2021/10/bien-maldives.jpg)
Khả năng phát quang sinh học của N. scintillans được tạo ra bởi hệ thống luciferin và luciferase; gồm một số phân tử phát quang và enzymn; nằm bên trong hàng nghìn bào quan hình cầu trên tế bào chất của sinh vật nguyên sinh đơn bào này. Tảo N. scintillans không sinh độc tố nên không gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, mật độ cao của chúng có thể làm cạn kiệt oxy trong nước; đe dọa cuộc sống của sinh vật biển.
>>> Xem thêm nhiều bài viết khác tại Chuyện lạ bí ẩn
Màu sắc của tảo biển
Theo chuyên gia hải dương học Hastings, thuộc Đại học Havard (Mỹ); loài sinh vật phù du gây ra hiện tượng trên được cho là loài tảo biển. Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh; chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ; nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo nổi trên; vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay; người ta đã phát hiện ra một chất đặc biệt trên màng tế bào của sinh vật phù du này.
Loài tảo chỉ phát quang trong nước mặn
![Loài tảo chỉ phát quang trong nước mặn](https://deavit.com/wp-content/uploads/2021/10/song-bien-phat-sang-mau-xanh-o-my-3.jpg)
Phát quang có lẽ là hiện tượng không mấy xa lạ với tất cả mọi người. Nếu như ma trơi là hiện tượng lân quang phát ra bởi khí photpho dày đặc tại các nghĩa địa thì làn sóng xanh biết…
Hiện tượng bãi biển phát sáng do tảo trước đây cũng được quan sát thấy ở nhiều nơi trên thế giới như San Diego (Mỹ); đảo Vaadhoo; Mudhdhoo và Rangali (Maldives) hay bờ biển Xiangbi’ao (Trung Quốc).
Tuy nhiên có một điều kì lạ là loài tảo nổi này lại chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì mọi thí nghiệm liên quan đều thất bại.
Ngoài ra, cũng có một số dòng tảo phát sáng có thể gây độc hại cho cơ thể con người và sinh vật như cá… Nguyên nhân là bởi trong quá trình phát dạ quang, có vẻ như chính những loài trên đã thải ra một số chất độc đủ để gây nhiễm độc cho cá trên diện rộng.
Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.