Dải cầu vồng rực rỡ bao phủ mặt hồ là hiện tượng quang học do các tinh thể băng khúc xạ ánh sáng mặt trời. Nhiếp ảnh gia Cessna Kutz đã chia sẻ một bức ảnh cầu vồng nằm ngang trải dài trên mặt hồ Sammamish ở bang Washington, Mỹ. Kutz đã chụp bức ảnh góc rộng đầu tiên từ cửa sổ nhà mình vào khoảng 2 giờ chiều giờ địa phương trong khi bức ảnh thứ hai là một cận cảnh. Nhiều người cho rằng quầng sáng cầu vồng hình tròn đó rất hiếm gặp, đây là hiện tượng thiên nhiên có 1-0-2 trên Trái đất. Một số khác lại khẳng định đây có thể là “điềm báo” của “Mẹ thiên nhiên”.
Hiện tượng cầu cầu vồng này rất ít khi gặp
![Hiện tượng cầu cầu vồng này rất ít khi gặp](https://deavit.com/wp-content/uploads/2021/10/1-5.jpg)
Theo Courtney Obergfell, chuyên gia khí tượng ở Cơ quan Thời tiết Quốc gia tại Seattle, Mỹ, đây có thể là kết quả từ hiện tượng cầu vồng lửa. “Hiện tượng quang học này là hào quang băng hình thành bởi sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời của các tinh thể băng trong khí quyển. Ở dạng đầy đủ, nó có thể xuất hiện dưới dạng dải màu cầu vồng nằm ngang bên dưới Mặt Trời”, Obergfell giải thích.
Theo Khoa Địa lý thuộc Đại học Santa Barbara, cầu vồng lửa chỉ xuất hiện khi Mặt Trời ở cao hơn 58 độ so với đường chân trời. Dải màu rực rỡ nằm song song với đường chân trời. Hình thành khi ánh sáng Mặt Trời chiến qua những đám mây ti trên cao hoặc sương mù chứa tinh thể băng dạng dẹt. Khi nằm thẳng hàng với nhau, tinh thể băng đóng vai trò như thấu kính khúc xạ ánh sáng; cường độ khúc xạ đạt tối đa khi Mặt Trời ở góc 68 độ.
Mức độ phổ biến của cầu vồng lửa phụ thuộc vào vị trí địa lý. Ở Mỹ, cầu vồng lửa thường xuất hiện vài lần trong năm. Nhưng hiếm gặp hơn ở những khu vực như bắc châu Âu. Hiện tượng này không thể bắt gặp ở những nước nằm trên 55 độ vĩ bắc; 55 độ vĩ nam bởi Mặt Trời luôn mọc thấp hơn 58 độ; theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Cầu vồng quanh Mặt Trời
![Cầu vồng quanh Mặt Trời](https://deavit.com/wp-content/uploads/2021/10/Cau-vong-quanh-Mat-Troi.jpg)
Vậy thực hư của câu chuyện xuất hiện cầu vồng tròn quanh Mặt Trời ra sao? Cầu vồng tròn quanh Mặt Trời xảy ra là do tác dụng của tầng khí quyển. Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần Mặt Trời thường xảy ra tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao nhau. Khi đó, không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời.
Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào, những tinh thể băng này sẽ tạo thành một vòng tròn. Với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao quanh Mặt Trời khi bị khúc xạ mạnh.
>> Xem thêm những chuyện lạ bí ẩn tại đây nhé!
Hiện tượng quang học thú vị
Quầng hào quang là những vòng ánh sáng bao quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Thường xuất hiện khi có một lớp mây ti mỏng xuất hiện trên bầu trời. Hiện tượng này không phải ngẫu nhiên mà có; đây là sự kết hợp giữa hóa học, vật lý và hình học – nguyên nhân chính tạo ra quầng mặt trời.
Bầu khí quyển pha trộn giữa nhiều loại khí như oxi, nitơ và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đọng, sau đó đông cứng thành tinh thể băng. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua tinh thể băng sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ. Tương tự như hiện tượng xảy ra khi ánh sáng chiếu qua một lăng kính.
Sau khi hoàn thành lần khúc xạ thứ hai trên bầu trời sẽ xuất hiện ánh sáng dưới dạng hào quang. Quá trình này diễn ra với mọi nguồn sáng. Như vậy quầng mặt trăng cũng được hình thành dựa trên những điều kiện tương tự. Quá trình cũng giống cách mặt trời hình thành. Đây là lý do vì sao màu sắc của quầng hào quang. Đôi khi trông giống với cầu vồng.