Một con châu chấu đột biến với cơ thể màu hồng khác thường vào ngày 16/2 đã được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Austin, Texas. Con vật được một cậu bé ba tuổi tình cờ phát hiện khi đi dạo trong vườn. Mẹ của em bé, Allison Barger, cho biết cô vô cùng kinh ngạc trước phát hiện của con trai mình nên đã chụp ảnh và gửi cho đài tin tức địa phương KXAN News. Theo nhà thám hiểm động vật hoang dã Victoria Hillman từ National Geographic, cơ thể màu hồng nổi bật của con vật là do hồng cầu. Để biết thêm về thông tin này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của trang deavit.com.
Phát hiện châu chấu màu hồng
Sinh vật màu hồng là một con cái thuộc giống châu chấu cỏ, được tìm thấy ở gần trung tâm thành phố Salford (Anh). Một con châu chấu màu hồng cực hiếm vừa được phát hiện ở vùng đông bắc nước Anh. Nó có màu sắc kỳ lạ như vậy là do một dạng đột biến rất hiếm xảy ra trên động vật.
Người chụp lại bức ảnh con châu chấu là tiến sĩ Luke Blazejewski, một người chuyên làm phim về động vật hoang dã. Ông phát hiện con châu chấu ở một cánh đồng cỏ úa gần sông Irwell. Đấy là một khoảnh đất nhỏ bị bỏ hoang và nhiều sinh vật đã tập trung tại đó, ông cho biết.
“Tôi lách qua một cây mâm xôi và thoáng thấy cái gì đó màu hồng xẹt ngang. Ban đầu, tôi tưởng đó là một con bướm, khi nhìn lại thì thấy sinh vật rất đặc biệt này’”, tiến sĩ Blazejewsk nói.
Châu chấu màu hồng là do gene lặn đột biến
Tương tự như chứng bạch tạng, đột biến này gây ra bởi một gene lặn; khiến động vật mắc bệnh sản xuất dư thừa sắc tố đỏ, đồng thời thiếu hụt hắc tố melanin. Ở người, erythrism góp phần tạo ra màu tóc đỏ.
“Màu hồng xuất hiện do đột biến di truyền, gọi là erythrism. Đó là một hiện tượng bất thường do gen lặng gây ra; tương tự như ở động vật bị bạch tạng”, ông nói thêm.
Sở hữu ngoại hình rực rỡ, loài châu chấu màu hồng này có thể ngụy trang dưới những cây màu đỏ hay màu hồng để trốn tránh kẻ thù. Chúng phát ra âm thanh bằng cách cọ xát đôi cánh lại với nhau.
Hội chứng erythrism hiếm khi xuất hiện ở động vật
Hội chứng erythrism ở động vật lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1887 trên một con muồm muỗm. Hiện tượng cũng được quan sát thấy ở rắn; cá đuối và chồn hôi, nhưng phổ biến hơn ở châu chấu đồng cỏ. Phần lớn các trường hợp đều khó sống sót đến tuổi trưởng thành; bởi màu sắc nổi bật khiến chúng khó ngụy trang và dễ bị động vật săn mồi phát hiện.
Blazejewski là một cư dân của thành phố Salford. Ông hoàn thành chương trình thạc sĩ và lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Salford. Người đàn ông này có sở thích tìm hiểu các loài hoang dã sống trong thành phố. Trong khi đó, Salford lại rất thích hợp cho điều này vì khoảng 60 % các khu vực trong thành phố là không gian xanh, theo Manchester Evening News.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn biết nhiều về thế giới động vật. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.