Trời nóng thì sẽ khiến cho nhu cầu sử dụng máy điều hòa của bạn gia tăng lên đáng kể, cùng với đó là những phiếu hóa đơn tiền điện cũng đồng thời tăng theo. Hãy áp dụng những mẹo cực đơn giản mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây, bạn có thể thoải mái tận hưởng không gian mát lạnh từ chiếc máy điều hòa mà vẫn tiết kiệm được kha khá phần tiền điện. Điều hòa chính là thiết bị không thể thiếu tại các gia đình trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, tuy nhiên việc sử dụng điều hòa ra sao để có thể tiết kiệm điện nhất thì không phải ai cũng biết.
Hạn chế sử dụng chế độ “Cool” (làm mát)
Nhiều người dùng có thói quen chọn chế độ “Cool” (biểu tượng hình bông tuyết) thay vì chế độ “Dry” (biểu tượng hình giọt nước) mà không biết rằng chế độ “Cool” gây tốn năng lượng hơn, khiến mức điện năng tiêu thụ tăng lên, kéo theo tiền điện tăng.

Chế độ “Dry” giúp điều hòa hút hơi ẩm ra khỏi phòng, mang lại không khí khô ráo và trong lành. Trong khi đó, chế độ “Cool” lại lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, từ đó giảm nhiệt độ và làm mát không khí trong phòng. Hoạt động này tốn khá nhiều điện năng.
Vì vậy, bạn nên chuyển từ chế độ “Cool” sang chế độ “Dry”. Thao tác này giúp công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần. Và hạn chế xảy ra hiện tượng sốc nhiệt. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên bật chế độ “Dry” khi nhiệt độ bên ngoài không chênh lệch quá nhiều so với nền nhiệt trong nhà.
Tránh việc bật tắt điều hòa liên tục trong thời gian ngắn
Điều hòa khi khởi động tiêu hao rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và làm lạnh không khí tới mức nhiệt độ yêu cầu. Mỗi lần bạn tắt điều hòa rồi bật lại, thiết bị phải khởi động lại từ đầu, gây tốn điện. Hành động này cũng vô tình làm giảm “tuổi thọ”, độ bền của điều hòa.
Để tiết kiệm điện năng, tăng độ bền, bạn nên bật điều hòa và tắt thiết bị trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút. Sau đó, hãy ngắt cả Aptomat (công tắc ngồn điện vào máy). Vì trên thực tế, điều hòa vẫn tiêu thụ điện ngầm ngay cả khi đã tắt bằng điều khiển.
Hãy hẹn giờ để tắt máy điều hòa
Bạn nên sử dụng chế độ hẹn giờ được tích hợp trên điều hòa để đặt thời điểm tắt thiết bị cho phù hợp. Đặc biệt là vào ban đêm. Nhờ vậy, bạn sẽ có giấc ngủ thoải mái và dễ chịu. Không bị lạnh về đêm nhưng vẫn tiết kiệm điện tiêu thụ cũng như tiền điện trong tháng.
Tránh việc bật máy điều hòa cả ngày
Ngay cả khi ở vào những thời điểm nắng nóng nhất, bạn cũng không nên để điều hòa chạy liên tục suốt cả ngày dài. Việc này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn do không khí không được lưu thông, độ ẩm trong phòng cũng giảm đi nhiều.
Hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt thay thế vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Không chỉ khiến phòng thông thoáng hơn mà còn tiết kiệm điện năng.
Kiểm tra những khe hở ở trong căn phòng
Nếu căn phòng có kẽ hở, điều hòa sẽ không thể làm mát nhanh. Không khí lạnh dễ bị lọt ra ngoài. Đối với những điều hòa dùng đã lâu, tình trạng không khí lạnh thoát ra ngoài sẽ khiến thiết bị phải luôn hoạt động với công suất cao. Do đó, hãy kiểm tra thật kỹ các khe cửa sổ, cửa ra vào. Đồng thời có thể lắp thêm rèm để hỗ trợ việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Tránh không khí mát trong nhà lọt ra ngoài.
Chọn vị trí đặt máy điều hòa

Nếu có thể, bạn hãy lắp dàn lạnh của điều hòa ở vị trí giữa phòng; để đảm bảo luồng khí lạnh được phân bổ đều khắp phòng. Bạn hạn chế lắp đặt ở các vị trí dễ gây thất thoát khí lạnh. Như cửa ra vào, cửa sổ hoặc góc phòng.
Dàn nóng nên được che đậy, đặt ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu là 3 mét và tối đa là 15 mét; để luồng khí gas được luân chuyển thuận lợi.
Lắp máy hút gió đúng cách
Nếu phòng bạn có lắp đặt quạt hút gió để tăng cường trao đổi không khí cho phòng. Thì hãy nhớ đặt quạt ở vị trí trên cao và không gần dàn lạnh. Để đảm bảo quạt không hút cả hơi lạnh ra ngoài; làm máy phải tăng công suất gây tốn điện thêm. Vì không khí lạnh luôn chìm xuống bên dưới. Vị trí tốt nhất để đặt quạt hút gió là trên cao và đối diện dàn lạnh.
Trang deavit.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.