Thời tiết ấm hơn kích thích một loại tảo có chứa sắc tố đỏ sinh sôi và khiến băng tuyết đổi màu bất thường. Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine đăng lên mạng xã hội bức ảnh tuyết dưa hấu hay còn gọi là tuyết máu ở Nam Cực vào ngày 24 tháng 2. Theo Trung tâm Khoa học Quốc gia Ukraine, loài tảo Chlamydomonas nivalis là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Theo các nhà khoa học, thời tiết ấm áp bất thường ở Nam Cực đã đẩy hiện tượng này xảy ra sớm hơn. Đầu tháng 2, nhiệt độ tại trạm nghiên cứu Esperanza ở Nam Cực đạt mức cao kỷ lục 18,3 độ C.
Hiện tượng băng tuyết đổi thành màu đỏ
Thông tấn Ria Novosti dẫn thông tin từ tài khoản Facebook chính thức của Bộ Giáo dục; và Khoa học Ukraine; cho biết, các nhà khoa học của nước này đã chứng kiến hiện tượng băng tuyết chuyển sang màu đỏ như màu máu tươi xung quanh khu vực trạm nghiên cứu khoa học Nam Cực Vernadsky của Ukraine.
Theo các nhà khoa học Ukraine, nguyên nhân của sự xuất hiện kỳ lạ này là một loại tảo tuyết siêu nhỏ có tên “Chlamydomonas nivalis” đang sinh sôi mạnh ở khu vực châu Nam Cực.
Chlamydomonas nivalis là nguyên nhân dẫn đến băng tuyết đỏ
Chlamydomonas nivalis là một loại tảo xanh nhưng chứa thêm sắc tố đỏ; để bảo vệ chúng khỏi bức xạ tia cực tím. Khác với hầu hết tảo nước ngọt; chúng phát triển ở những khu vực lạnh giá. Màu đỏ hấp thụ ánh nắng Mặt Trời, khiến tuyết tan; và cung cấp thêm nước cho tảo phát triển. Hiện tượng tuyết dưa hấu cũng xảy ra ở Bắc Cực, dãy núi Alps và một số vùng núi khác.
Chlamydomonas nivalis “ngủ đông” trong những tháng trời lạnh. Nhưng khi mùa xuân đến, ánh nắng, nước tan từ băng tuyết; và chất dinh dưỡng dồi dào kích thích chúng sinh sôi.
Tảo Chlamydomonas nivalis trưởng thành đã tạo ra vô vàn các bào tử mới; không sợ môi trường nhiệt độ thấp và tồn tại trong tuyết vào mùa Đông.
Khi thời tiết được cải thiện ấm lên, các bào tử tảo Chlamydomonas nivalis bắt đầu phát triển. Bây giờ ở châu Nam Cực đang là giai đoạn mùa Hè.
Hiện tượng tuyết đỏ chỉ xuất hiện ở Nam Cực
Một tảng băng tuyết có những dải đỏ như màu máu tươi. Một người để lại bình luận trên những bức ảnh được các nhà khoa học Ukraine đăng tải trên mạng xã hội Facebook rằng “đúng là tự nhiên chưa bao giờ thôi khiến cho con người khỏi ngạc nhiên”.
Ngoài sắc tố xanh diệp lục thường thấy, các tế bào tảo còn chứa một lớp carotene đỏ. Chính lớp carotene này đã tạo ra những vệt; mảng đỏ như máu tươi vừa bị đổ trên các mảng băng tuyết ở khu vực trạm nghiên cứu của các nhà khoa học Ukraine. Từ lâu, các nhà nghiên cứu cho rằng, màu nước đỏ này là do các oxit sắt gây nên. Song, tất cả họ đều chưa có bằng chứng cụ thể.
Theo Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine, hiện tượng tuyết đỏ như máu có thể được quan sát ở Bắc Cực, Nam Cực cũng như trên dãy Alps.
Hy vọng những bài viết chuyện lạ bí ẩn trên đây sẽ giúp các bạn biết thêm về một số thông tin. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.