Thiếu máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim cũng như những yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những hiểu biết đúng và đủ về các nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim. Khi bạn thấy người thân của mình lên cơn đau tim. Trong khi chờ xe cấp cứu đến, hãy giúp bệnh nhân bằng cách làm theo các hướng dẫn sau của chúng tôi nhé.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là do xơ vữa động mạch vành làm tắc, hẹp các mạch máu nuôi tim khiến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây co thắt mạch vành dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim như stress, hút thuốc lá…
Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự tiến triển của bệnh gồm: hút thuốc lá, ít vận động thể lực, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường,…
Giải pháp cho người bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
Khi bị mắc nhồi máu cơ tim, muốn khỏi bệnh thì cần phải phối hợp nhiều biện pháp: Lối sống lành mạnh, ăn uống, luyện tập, lao động, nghỉ ngơi khoa học; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia; uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ.
Năm 2005, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Bác sĩ Hoàng Sầm- Chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam đã tiến hành đề tài khoa học “Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ. Đề tài được thực hiện với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, Tiến sỹ Nguyễn Khàng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh là gì?
- Đau thắt ngực – dấu hiệu điển hình nhất của nhồi máu cơ tim.
- Khó thở, nặng nhọc.
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu.
- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt.
- Tê, lạnh chân tay.
- Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như “trời sắp sụp”.
Cách sơ cứu bệnh nhân
- Khẩn trương gọi xe cấp cứu.
- Tư thế bệnh nhân để ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi.
- Ép tim: Để bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng. Người sơ cứu quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau để trước tim; từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực. Sau đó nới lỏng tay ra. Thực hiện 60 lần / phút.
- Hô hấp nhân tạo: Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau. Nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau. Đồng thời lắng nghe hơi thở bệnh nhân. Sau đó bịt mũi bệnh nhân, dùng miệng ngậm kín miệng bệnh nhân thở hai hơi liên tiếp vào miệng bệnh nhân.
- Khi xe cấp cứu đến: Khi các nhân viên y tế đến sẽ tiến hành đặt nội khí quản. Trong lúc đó vẫn phải tiến hành ép tim cho đến khi tới bệnh viện.