Chức năng siêu phân giải của Photoshop có thể biến một bức ảnh 12 megapixel thành một bức ảnh có độ phân giải siêu cao 48 megapixel. Chuyên gia Eric Chan của Adobe cho rằng do trí thông minh nhân tạo, độ phân giải hình ảnh đã tăng gấp 4 lần. AI sẽ cân nhắc các chi tiết của bức ảnh và dự đoán cách phóng to bức ảnh dựa trên các chi tiết vừa được tìm thấy trong hàng triệu bức ảnh khác nhau. Sử dụng công nghệ tiên tiến ngày nay, hầu hết các bức ảnh có thể đáp ứng độ phân giải mà người dùng mong muốn.
Nhược điểm của phương thức này
Tuy nhiên, khi cần in lớn hoặc phóng to thành phần trong ảnh; pixel có thể bị thiếu hụt, khiến ảnh mờ nhòe. Chẳng hạn, sau khi điện thoại chụp ảnh 12 megapixel; Super Resolution sẽ giúp tăng gấp đôi chiều rộng và cao của ảnh lên thành 48 pixel. Hoặc khi người dùng muốn cắt một góc ảnh khiến độ phân giải chỉ còn 2 megapixel, AI trong phần mềm Photoshop sẽ tăng ảnh lên 8 megapixel cho sắc nét và rõ chi tiết hơn.
“Nếu muốn in ảnh treo trên tường, độ phân giải bổ sung sẽ giúp các chi tiết được giữ nguyên vẹn”; ông Chan cho biết.
Hệ thống AI của Photoshop
Adobe đã huấn luyện hệ thống AI của mình dựa trên các cặp hình ảnh; một ở độ phân giải đầy đủ và một có độ phân giải bằng một nửa, để đào tạo nó cách mở rộng cỡ ảnh. “Chúng tôi tập trung vào các ví dụ đầy thách thức như vùng ảnh có nhiều kết cấu và chi tiết nhỏ; thường dễ bị ảnh hưởng khi thay đổi kích thước”, ông Chan giải thích.
Tính năng này là cải tiến mới nhất liên quan tới công nghệ AI; mà Adobe đang tập trung phát triển. Gọi chung là Sensei. Trước đó, từ 2017, Google cũng cho ra đời giải pháp tương tự mang tên RAISR; trong điện thoại Pixel nhằm hỗ trợ zoom ảnh kỹ thuật số mà không bị mất chi tiết.
Adobe phát triển AI phát hiện ảnh bị chỉnh sửa
Theo The Verge, thế giới đang ngày càng lo lắng về sự lan truyền các video, hình ảnh giả mạo. Và Adobe cho biết họ cũng chia sẻ những lo ngại và cam kết thêm nguồn lực cho vấn đề nhức nhối này. Năm ngoái, các kỹ sư của Adobe cũng đã tạo ra một công cụ trí tuệ nhân tạo. Giúp phát hiện các nội dung đa phương tiện; được tạo bằng cách ghép, nhân bản và xóa các đối tượng.
Adobe cho biết họ không có kế hoạch ngay lập tức biến công cụ này thành sản phẩm thương mại. Nhưng người phát ngôn nhấn mạnh rằng; đó chỉ là một trong nhiều nỗ lực của Adobe giúp phát hiện tốt hơn các hình ảnh, video, âm thanh và tài liệu bị can thiệp.
Trong một tuyên bố đăng trên blog, Adobe cho biết: “Trong khi chúng tôi tự hào về tác động của Photoshop và nhiều công cụ sáng tạo khác của Adobe đã đóng góp cho thế giới. Chúng tôi cũng nhận ra ý nghĩa đạo đức trong công nghệ của mình. Nội dung giả mạo là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng cấp bách”. Nghiên cứu này được thiết kế đặc biệt để phát hiện các chỉnh sửa từ công cụ Liquify trong Photoshop. Thường được sử dụng để điều chỉnh hình dạng và thay đổi biểu cảm khuôn mặt.
Theo dõi thêm nhiều bài viết hay khác cùng chủ đề ngay tại đây nhé!