Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sẵn sàng cho sứ mệnh gửi phi thuyền đầu tiên nghiên cứu các tiểu hành tinh Trojan gần sao Mộc. Với nỗ lực mới của mình nhằm khám phá sự hình thành của hệ mặt trời cách đây 4,5 tỉ năm. Tàu thăm dò tiểu hành tinh của NASA sẽ bắt đầu hành trình khám phá không gian kéo dài 12 năm vào thời gian tới. Con tàu sẽ thực hiện sứ mệnh này mang tên Lucy. Và nó đã hoàn tất mọi cuộc thử nghiệm trước khi phóng. Nhiệm vụ đặc biệt này mang lại nhiều kỷ lục mới cho nền Khoa học vũ trụ của thế giới.
Nhiệm vụ đặc biệt với mục tiêu tiếp cận và nghiên cứu 8 tiểu hành tinh
Tên lửa Atlas V của hãng United Launch Alliance dự kiến đưa Lucy, tàu vũ trụ của NASA; rời bệ phóng tại Căn cứ Lực lượng Không gian Cape Canaveral, Florida vào ngày 16/10 tới. Vụ phóng sẽ khởi động nhiệm vụ đặc biệt của Lucy với mục tiêu tiếp cận. Và nghiên cứu 8 tiểu hành tinh trong vòng 12 năm.
“Chúng tôi sắp ghé thăm nhiều tiểu hành tinh hơn bất cứ con tàu nào trong lịch sử. Chúng tôi cũng sẽ lập một kỷ lục khác. Đó là bay xa Mặt Trời hơn bất cứ tàu vũ trụ năng lượng Mặt Trời nào trong lịch sử”; Hal Levison, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI), phát biểu trong buổi họp báo hôm 28/9 vừa rồi.
Phi thuyền Lucy
Phi thuyền Lucy có chiều dài 14m. Phần lớn do các bảng điện mặt trời khổng lồ với bề ngang cỡ xe buýt trường học dùng để cung cấp năng lượng cho con tàu. Tuy nhiên, Lucy cũng được trang bị năng lượng cho những thao tác nhanh nhẹn; nhằm tránh đâm vào các tiểu hành tinh.
Trong 12 năm tới, con tàu sẽ di chuyển hơn 6,43 tỉ km với vận tốc 643.740 km/giờ. Mục tiêu của nó là các tiểu hành tinh Eurybates, Queta, Polymele, Leucus, Orus, Patroclus và Menoetius.
Lucy là phi thuyền đầu tiên được thiết kế đến tận nơi quan sát nhóm các tiểu hành tinh; vốn là tàn tích còn sót lại từ những ngày đầu tiên của hệ mặt trời.
Mục tiêu chính là các tiểu hành tinh Trojan
Mục tiêu chính của Lucy là các tiểu hành tinh Trojan. Đây nhóm thiên thể di chuyển quanh Mặt Trời theo quỹ đạo sao Mộc. Chúng chia thành hai cụm lớn. Một cụm ở phía trước sao Mộc, một cụm ở phía sau.
Hành trình của Lucy sẽ rất dài và quanh co. Con tàu dự kiến thực hiện hai chuyến bay quanh Trái Đất để tăng tốc trước khi tiến về phía sao Mộc. Đến tháng 4/2025, Lucy sẽ thực hiện chuyến bay qua sát tiểu hành tinh đầu tiên trong vành đai tiểu hành tinh chính của hệ Mặt Trời mang tên (52246) Donaldjohanson. Tiếp theo, con tàu sẽ tới cụm Trojan phía trước sao Mộc; bay qua sát 4 tiểu hành tinh từ tháng 8/2027 đến tháng 11/2028. Sau đó, nó sẽ đến cụm phía sau; nhằm để tìm hiểu ba tiểu hành tinh vào tháng 3/2033.
Các chuyến tiếp cận diễn ra rất nhanh
“Lucy sẽ đến cách bề mặt các thiên thể khoảng 1.000 km. Và không giảm tốc trong những chuyến bay qua sát chúng. Nó vẫn di chuyển với vận tốc 5 – 8 km mỗi giây tương đối so với các tiểu hành tinh Trojan”; Keith Noll, nhà khoa học thuộc dự án Lucy tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard (NASA), cho biết.
“Các chuyến tiếp cận diễn ra rất nhanh. Những dữ liệu tốt nhất được thu thập chỉ vài tiếng xung quanh thời điểm tiếp cận gần nhất”, Noll bổ sung. Dữ liệu sẽ do các quang phổ kế và camera khác nhau của Lucy thu thập. Giúp nhóm nghiên cứu hiểu thêm về thành phần, cấu trúc và hoạt động của tiểu hành tinh.
Tổng mức cam kết tài trợ của NASA cho Lucy là 981,1 triệu USD, theo Lori Glaze, trưởng Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA. Số tiền này sẽ giúp Lucy từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành nhiệm vụ chính vào năm 2033.