Đảo Sumba xa xôi của Indonesia nổi tiếng thế giới với làn nước êm đềm. Bãi biển Walakiri với đầy cát trắng, cùng nhiều điều tuyệt vời. Nhưng đó không phải là lý do chính khiến mọi người kéo đến “thiên đường nhiệt đới” nhỏ bé này. Điều thu hút mọi người đến với đảo Sumba đó chính là rừng cây ngập mặn. Với hình dáng độc đáo trải dọc bãi biển, được mệnh danh là “cây nhảy múa”. Loài cây “nhảy múa” có tên gọi độc đáo như vậy. Bởi vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống dần.
Loài cây với hình dáng uốn lượn như đang nhảy múa
Theo người dân bản địa, sở dĩ có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống. Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các nhà thực vật học từ khắp nơi trên thế giới đã đến bãi biển Walakiri của đảo Sumba để hy vọng chụp được một bức ảnh hoàn hảo về rừng cây ngập mặn độc đáo này.
Họ cũng mong chờ sẽ ghi lại được một khoảnh khắc những cây này thực sự chuyển động, đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên, dường như cụm từ “nhảy múa” chỉ là cách ám chỉ những thân, cành cây uốn lượn nhẹ nhàng, giống như bóng người đang nhảy múa theo cách riêng của mình. Như vậy, những cây này không hề chuyển động để “nhảy múa” theo như tên gọi của nó.
Những cây Đước với hình dáng kì quái thu hút sự chú ý
Theo lý giải của các nhà thực vật học. Các loài cây mọc ở rừng ngập mặn hoặc xung quanh bao phủ bởi nước thường có hình dạng khá kỳ quái; không theo bất kỳ một quy tắc nào.
Sở dĩ xảy ra điều này là bởi mặt nước phản chiếu lại ánh sáng mặt trời ở nhiều góc độ khác nhau. Khiến cây phát triển không đồng đều. Các nhà thực vật học gọi đó là hiện tượng cây cối “hướng quang”. Do ảnh hưởng bởi hormone thực vật auxin. Chúng sẽ phát triển hướng về ánh sáng ngay từ lúc bắt đầu vòng đời của mình.
Ngoài ra, môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền. Do vậy sự tồn tại phân bổ, cách phát triển và cấu thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh thái như khí hậu, thủy văn, độ mặn, thể nền… mà cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng, cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của cây.
Tác dụng chính của cây nhảy múa cũng giống như các rừng ngập mặn khác, đó là giảm xói lở và bảo vệ đất ở vùng ven biển trước ảnh hưởng của sóng. Ngoài ra, chúng cũng giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Từ đó giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh.
Những loại cây này giúp bảo vệ bờ biển khỏi sự xâm lấn
Cây Đước thường phân bố ở vùng bờ biển của các nước nhiệt đới như Trung Quốc; Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ… Riêng ở Việt Nam, loại cây này được phân bố ở hầu khắp các tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh; cho tới Kiên Giang và cả đảo Phú Quốc… Do cây ưa khí hậu nóng ẩm nên rất phù hợp với thời tiết của nước ta. Đặc biệt tại các vùng ngập gần như quanh năm và có thủy triều lên xuống đều đặn. Các bãi bồi ven biển, vùng trũng nội địa có thời gian ngập mặn 300 ngày trong một năm. Đây đều là những nơi thích hợp để loài sinh trưởng và phát triển.
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, sau khoảng 2 năm tuổi, bắt đầu có hoa quả lứa đầu. Quả Đước có dạng hình trụ dài. Khi già tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn, nhanh chóng mọc rễ và nảy mầm. Đước cùng với một số loài thực vật khác ở ven biển đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt. Đó gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới. Đây cũng chính là nơi cư trú của nhiều loài tôm, cua, cá, bò sát… Việc bảo vệ và trồng thêm các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam là một vấn đề cần được ưu tiên trước mắt cũng như lâu dài.
Hãy đón xem những nội dung mới nhất về sinh vật học của chúng tôi nhé.