Vào cuối tháng 8, một thủy thủ trên tàu hải quân ở vùng Elba, Italy đã phát hiện một con cá mập mặt lợn kỳ lạ. Con tàu ra này khơi ở vùng biển gần Portoferraio trên đảo Elba, Ý. Cá mập được phát hiện thuộc họ loài Angular,, đôi khi được gọi là cá mập mặt heo. Nó cũng được đưa vào Sách Đỏ và được xếp vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chúng hiếm khi được tìm thấy vì chúng thường sống ở độ sâu 700 m. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loài động vật trong đại dương học này nhé.
Phát hiện loài cá hiếm
Mới đây, nhóm thủy thủ người Italia đã tình cờ phát hiện một sinh vật có hình thù kỳ lạ mà nhiều năm đi biển họ chưa từng bắt gặp. Con vật được tìm thấy khi đang nổi trên mặt nước ở Darsena Medicea, thị trấn Portoferraio thuộc đảo Elba của Italia.
Nhóm người nhanh chóng di chuyển để vớt con vật lên và không khỏi ngạc nhiên khi trước mắt họ là một sinh vật với hình dáng cá mập nhưng sở hữu đôi mắt to đen cũng như phần lỗ mũi khá giống mũi lợn. Thêm vào đó nó có vây lưng sắc và góc cạnh, khác biệt với những con cá mập bình thường.
Sau khi kiểm tra, các chuyên gia cho biết đây là cá mập Angular (tên khoa học là Oxynotus centrina). Đôi khi loài này còn được gọi là cá mập mặt lợn. Được biết các thủy thủ đã đưa con vật về văn phòng bến cảng để nghiên cứu sau đó thả nó trở về môi trường tự nhiên. Sống ở vùng nước sâu nhưng theo chu kỳ vài năm, có khoảng thời gian cá mập mặt lợn sẽ ngoi lên trên mặt nước. Chúng được liệt kê trong sách Đỏ của Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên – một tổ chức quốc tế có trụ sở ở Thụy Sĩ – là loài hiếm gặp, có nguy cơ tuyệt chủng.
Chia sẻ về cá mập Angular
Khi loạt ảnh về cá mập Angular được chia sẻ trên mạng, nó đã khiến cư dân mạng xôn xao. Nhiều người cho rằng con cá mập đã bị bắt và giết chết có chủ ý.
Sau khi được đưa lên khỏi mặt nước, con cá hiếm được đưa đến văn phòng bến cảng để nghiên cứu. Yuri Tiberto – Nhân viên tại thủy cung Elba chia sẻ với báo giới rằng; con cá mập này là rất hiếm nhưng không phải chưa ai từng thấy. Con cá mập thường được gọi là cá lợn vì khi lên khỏi mặt nước. Nó phát ra một tiếng kêu giống như tiếng “càu nhàu”.
“Vùng biển thuộc quần đảo Tuscan là khu vực đa dạng sinh học. Không có gì bất ngờ khi loài cá này được phát hiện ở đây. Tôi từng thử nuôi một con cá mập Angular ở thủy cung nhưng phát hiện ra loài này không thích hợp với việc nuôi nhốt”, Tiberto nói thêm.
Cá mập Angular thường xuất hiện ở phía đông Đại Tây Dương từ Na Uy đến Nam Phi. Bao gồm toàn bộ Địa Trung Hải. Chúng cũng có thể xuất hiện tại vùng biển Mozambique. Khi mới sinh, cá mập Angular dài chừng 25 cm. Kích thước phổ biến của chúng khi trưởng thành là gần 1m. Tuy nhiên, vẫn có những con cá mập Angular có thể đạt chiều dài khoảng 1,5m.