Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) được đặt trụ sở tại Philippines. Họ đang thúc đẩy việc triển khai trồng thử nghiệm một giống gạo biến đổi gen mới. Loại gạo này được cho có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt vitamin A. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mù lòa. Đồng thời là những ca tử vong do nhiễm trùng ở các quốc gia kém phát triển.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 250 triệu trẻ em trên toàn cầu không hấp thụ đủ vitamin A. Theo đó với khoảng 500.000 em bị mù lòa mỗi năm và 50% tử vong trong vòng 1 năm sau khi mất thị giác. “Gạo vàng” đã được đặt tên dựa trên màu sắc của hạt gạo. Kết quả nghiên cứu sau quá trình bổ sung gene chứa hàm lượng vi chất từ hoa thủy tiên vàng. Và một phần gen có chức năng sản xuất ra beta-carotene, tiền chất của vitamin A, từ giống bắp ngọt.
Dự án đã được nghiên cứu và công bố năm 2000
Dự án khoa học “gạo vàng” đầu tiên – được công bố vào năm 2000 – là thành quả nghiên cứu của Giáo sư Ingo Potrykus thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Tiến sĩ Peter Beyer của Đại học Freiburg (Đức) nhằm giải quyết vấn nạn suy dinh dưỡng. Năm 2005, Công ty công nghệ sinh học Syngenta của Thụy Sĩ cho biết đã sản xuất giống lúa này với tỷ lệ beta- carotene cao gấp 23 lần so với giống gốc. Sau đó, Syngenta quyết định chuyển giao cho IRRI trong một dự án nhân đạo.
Năm 2009, gạo vàng được thử nghiệm lâm sàng trên 5 tình nguyện viên đến từ Boston (Mỹ), qua đó cho thấy 100 gram gạo mới có thể cung cấp 70 % nhu cầu vitamin A cho cả nam giới và phụ nữ. Qua đó, IRRI suy đoán 50 gram gạo vàng có thể đáp ứng 60% nhu cầu dưỡng chất này ở trẻ em từ 4-8 tuổi.
Được biết, dự án trồng thử nghiệm giống gạo vàng của IRRI nhận được sự ủng hộ của các nhóm từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates, Tổ chức chuyên nghiên cứu về thị giác, sức khỏe và dinh dưỡng Helen Keller International, Quỹ Rockefeller và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Dự kiến, IRRI sẽ thử nghiệm nuôi động vật bằng gạo vàng vào đầu năm tới, trước khi thử nghiệm khả năng cung cấp vitamin A của nó trên người.
Gạo vàng nhằm để khắc phục tình trạng thiếu vitamin ở trẻ em
Theo New Scientist, nhiều nông dân tại tỉnh Camarines Sur (Philippines) từng mạnh mẽ chỉ trích rằng. Chiến dịch trồng thử nghiệm giống gạo mới này từ năm 2013. Theo họ, gạo vàng có thể gây ra những tác động tiêu cực với đất đai và sinh kế, nếu như người dân bị buộc phải bỏ những phương pháp canh tác truyền thống.
Tổ chức Greenpeace cũng từng lên tiếng cho rằng sự phát triển của cây trồng GMO chỉ mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn, chứ không phải nông dân hay người tiêu dùng. Trong khi đó, Cathy Estavillo, một tổ chức quốc gia của các lao động nông nghiệp cũng cho rằng chuyện giải quyết tình trạng thiếu vitamin A chỉ là màn che mà các tập đoàn tạo ra để họ có thể kiếm tiền từ giống mới.
Ngoài ra, cũng không có gì đảm bảo rằng gạo vàng có thể được trồng hiệu quả và năng suất cao như gạo trắng truyền thống. Dẫu vậy tại thời điểm hiện tại, gạo vàng đã “vượt qua giai đoạn quản lý”, theo tờ Philippine Star, có nghĩa là nó đã được công bố là an toàn như bất kỳ loại gạo nào khác và đã sẵn sàng để trồng tại quốc gia này.
Philippines sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới tiến hành trồng loại gạo này
Theo Hãng tin Reuters, Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới. Cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gen Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines. Họ đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.
Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận rằng. Họ đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.
“Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”. Ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm.
Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022. Trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011. Nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân; cũng như các tổ chức nông nghiệp.
Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi. Họ cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines. Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định rằng. Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế.
Hãy đón xem những nội dung mới nhất về sinh vật học tại deavit.com