Cua dừa là một loài cua ký cư ở trên cạn. Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất trên thế giới, và có lẽ là ở trên giới hạn kích thước lớn nhất cho các động vật trên cạn bộ khung xương ngoài trong bầu khí quyển Trái Đất gần đây, với trọng lượng có thể lên đến 4,1 kg. Nó có thể phát triển lên đến chiều dài 1 m kể từ chân đến chân. Trên những hòn đảo ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, “chúa tể” không phải là những loài thú to lớn hay hung bạo mà là cua dừa ”sát thủ”. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loài cua đặc biệt này ở bài viết dưới đây nhé!
Cua dừa là “chúa tể” trên các hòn đảo
Cua dừa là một dũng sĩ khỏe mạnh. Đôi càng cua mạnh mẽ như cánh tay lực sĩ, có thể nâng vật thể nặng đến 27kg. Trước đây, trên những hòn đảo giữa đại dương, cua biển là “chúa tể” không sợ loài vật nào. Shin-ichiro Oka từ Trung tâm nghiên cứu Okinawa ở Nhật Bản – người dành nhiều năm nghiên cứu cua dừa, cho thấy càng cua có thể tung ra một lực đến 3.300N, mạnh hơn rất nhiều so với những loài giáp xác khác và tương đương với lực cắn của sư tử.
Cua dừa là một loài cua “ẩn sĩ” trên mặt đất, còn được gọi là cua kẻ cướp hoặc kẻ trộm cọ. Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới. Không những vậy, nó còn là loài cua khỏe nhất thế giới. Móng vuốt con cua dừa là đủ mạnh để phá vỡ một trái dừa mở, và có thể được sử dụng để nâng trọng lượng lên đến 28kg.

Cua dừa (Birgus latro) là một loài cua ký cư trên cạn. Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới, và cũng là động vật trên cạn sở hữu bộ khung xương ngoài lớn nhất trên Trái Đất. Do sống trên cạn nên cơ thể chúng đã phát triển một loại phổi đặc biệt dùng để thở thay vì sử dụng mang. Cua dừa không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài.
Nguồn gốc phát triển của cua dừa
Cua dừa được tìm thấy trên các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và các khu vực của Thái Bình Dương như xa về phía đông là quần đảo Gambier, phản ánh sự phân bố của dừa, nó đã tuyệt chủng tại hầu hết các khu vực có dân số đáng kể, bao gồm đất liền Úc và Madagascar.
Nếu dừa không có sẵn trên mặt đất, cua dừa có thể leo lên cây và cắt chúng xuống. Cua dừa còn được người dân bản địa gắn cho biệt danh là “cua cướp” vì tài leo trèo và trộm dừa nhanh như chớp của chúng. Mặc dù Birgus latro là loài có nguồn gốc của cua mượn hồn, chỉ con non mới sử sụng vỏ ốc để tự bảo vệ bụng mềm của mình, và con lớn hơn đôi khi sử dụng vỏ dừa bị hỏng để bảo vệ bụng của chúng.

Chúng đã có khứu giác phát triển, chúng sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thực phẩm tiềm năng. Cua đạt độ thành thục sinh dục sau khoảng 5 năm; và tổng số tuổi thọ có thể đạt được hơn 60 năm. Cua dừa lớn ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ; chúng leo lên cây dừa và ăn quả dừa bằng cách bổ vỏ và ăn cơm dừa. Tuy nhiên, dừa không phải là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng.
Cua dừa là động vật ăn tạp
Chúng là một loài động vật sống chủ yếu vào ban đêm với đôi mắt màu đỏ sáng bóng; theo đó là bốn súc tu dàu treo lủng lẳng trên đầu. Loài cua này sở hữu hai chiếc càng khổng lồ không cân xứng; và có thể cắt đứt cơ thể của sinh vật nào mà chúng coi là con mồi.
Tưởng chừng vô hại, nhưng thực tế cua dừa khoác trên mình bộ áo giáp cứng cáp và vô cùng kiên cố; nó trông giống như một cỗ máy giết người hạng nặng khổng lồ. Một con cua dừa trưởng thành có thể nặng tới 4,1kg, sải chân có thể dài gần 1m.
Nhiều người lần đầu nhìn thấy loài cua này ắt sẽ phải giật mình “kinh hãi”. Tuy nhiên, cũng giống như các loài cua khác, cua dừa thực chất là loài ăn tạp; ngoài dừa, chúng còn ăn khoai lang, đu đủ, lạc và cả xác chết của động vật.