Chiếc máy bay điện mang tên Spirit of Innovation được thiết kế và phát triển bởi Rolls-Royce đã được thử nghiệm thành công và dự kiến sẽ lập kỷ lục thế giới với tốc độ 480 km/h. Chiếc máy bay này đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm kéo dài 15 phút. Spirit of Innovation có tốc độ bay cao, chạy hoàn toàn bằng điện của Rolls-Royce đã hoàn hành chuyến bay 6 tháng thử nghiệm đầu tiên. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2021, máy bay cất cánh từ ngoại ô Amesbury, Wiltshire, thuộc khu vực Boscombe Down của Bộ Quốc phòng Anh ở và bay trong 15 phút. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chiếc máy bay đặc biệt này.
Đặc điểm của máy bay Spirit of Innovation
Chuyến bay đầu tiên hoàn thành 6 tháng sau thử nghiệm chạy trên đường băng và muộn hơn một năm so với lịch trình cất cánh ban đầu. Chương trình sẽ tiến tới giai đoạn thử nghiệm tăng cường để thu thập dữ liệu về hiệu suất của hệ thống đẩy và động cơ điện trên máy bay, hướng tới mục tiêu lập kỷ lục thế giới với tốc độ 480 km/h.
Nằm trong chương trình Tăng tốc điện khí hóa máy bay (ACEL), Rolls-Royce chế tạo Spirit of Innovation không chỉ để lập kỷ lục tốc độ trên không dành cho máy bay điện mà còn thúc đẩy phát triển taxi bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL).
Rolls-Royce cho biết bên trong phần đầu máy bay thuôn dài; giống thiết kế cổ điển thập niên 1930. Là bộ pin có mật độ năng lượng lớn nhất từng được lắp ráp trên máy bay. Bộ pin bao gồm 6.000 ô có công suất 400 kW; và có thể đạt công suất tối đa 750 kW với bộ tản nhiệt Thermal Management System Cooling để giữ cho hệ thống khỏi nóng quá. Ngoài ra, các cảm biến theo dõi hiệu suất từ 20.000 điểm trên hệ thống truyền động.
“Chuyến bay đầu tiên của Spirit of Innovation là một thành tựu lớn đối với Rolls-Royce”, giám đốc điều hành Warren East của Rolls-Royce, cho biết. “Chúng tôi tập trung vào phát triển những đột phá công nghệ xã hội cần để giảm khí thải carbon từ các phương tiện hàng không, đường bộ và đường biển”.
Thế giới sẽ có máy bay điện vào năm 2030
Theo CNN, hãng hàng không giá rẻ easyJet của Anh vừa thông báo; sẽ phát triển các máy bay điện để phục vụ cho các chặng bay ngắn vào năm 2030, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tiếng ồn. Hãng sẽ hợp tác với công ty Wright Electric để chế tạo máy bay chạy bằng pin. Đáp ứng nhu cầu của các chuyến bay có hành trình dưới 2 tiếng đồng hồ.
Theo easyJet, nếu thành công, mẫu máy bay mới có thể sử dụng trên những tuyến bay ngắn; như từ London đi Amsterdam. Tổng giám đốc hãng là ông Johan Lundgren cho biết; công nghệ hiện đại đang phát triển rất nhanh và máy bay điện sẽ sớm trở thành hiện thực. “Chúng ta có thể thấy trước tương lai không hoàn toàn phụ thuộc vào máy bay dùng xăng. Mục tiêu của máy bay điện là đạt khoảng cách 500 km”, ông nói.
Wright Electric dự đoán máy bay điện sẽ giảm phân nửa tiếng ồn và chi phí mua. Vận hành cũng sẽ rẻ hơn 10% so với máy bay thông thường. Nhiều hãng lớn cũng đang nghiên cứu máy bay điện. Hãng Zunum do Boeing đầu tư sẽ sử dụng động cơ điện của Safran (Pháp); cho mẫu máy bay hybrid (dùng 2 nguồn năng lượng). Siemens (Đức) cũng đang phát triển động cơ điện cho máy bay trong dự án hợp tác với Airbus.