Dơi là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai ở trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (trong đó đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài). Dơi là động vật có vú duy nhất có khả năng bay được. Một số loài thú khác như là chồn bay, sóc bay… trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra thì chúng chỉ có thể lượn – trong một khoảng cách có giới hạn. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ và số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Có thể bạn chưa biết giống như con người, những con dơi non cũng cần thời gian tập giao tiếp.
Dơi non cũng học cách giao tiếp
Dơi phát siêu âm với tần số 50.000 – 70.000 Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Tuy nhiên, bất cứ con dơi nào cũng không chỉ sử dụng duy nhất năng lực định vị thuần túy. Chúng còn kết hợp với sự quan sát từ đôi mắt trong khi bay lượn. Với loài dơi thường ăn hoa quả thì hệ thị giác của chúng rất phát triển, với vị trí ngay trên đầu.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện dơi non cũng bập bẹ giống như con người khi chúng học cách giao tiếp. Các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Berlin; đã nghe lén âm thanh của 20 con dơi non. Họ nhận ra cũng giống như con người, chúng tập cách tạo ra tiếng ồn; trước khi học cách giao tiếp với những cá thể khác.
Những con dơi bao (Saccopteryx bilineata) cỡ lớn được tìm thấy trong môi trường sống tự nhiên tại Panama và Costa Rica. Các nhà nghiên cứu đã ghi âm và ghi video hàng ngày về những con dơi non. Họ theo dõi chúng từ khi mới sinh cho đến lúc cai sữa. Thời gian này thường rơi vào khoảng 3 tháng. Tuổi thọ của loài dơi thường là 7 năm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về loài dơi
Họ phát hiện những con đực và con cái bập bẹ mỗi ngày trong khoảng 7 tuần; với những “tràng bập bẹ” gồm “chuỗi âm thanh dài đa âm” kéo dài đến 43 phút mỗi đợt. Các tác giả nghiên cứu cho biết chúng làm như vậy để kiểm soát lưỡi, môi và hàm; cũng như hệ thống âm của bản thân.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết tiếng bập bẹ; hoặc nhại lại âm thanh là “rất hiếm trong thế giới động vật”. Và cho đến nay mới chỉ thấy hành vi này ở các loài chim biết hót; cụ thể là những con chim đực. Đây là lần đầu tiên một loài động vật có vú khác được ghi nhận là sử dụng hành vi luyện âm thanh, và nó xuất hiện ở cả dơi đực và dơi cái.
Các nhà nghiên cứu đã mang các bản ghi âm này trở lại Đức; và họ tìm thấy những điểm tương đồng thú vị giữa đặc điểm bập bẹ của loài dơi và con người. Lara Burchardt, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Tiếng bập bẹ của dơi được đặc trưng bởi sự lặp lại các âm tiết. Nó tương tự như sự lặp lại âm tiết đặc trưng ‘’dadada’ trong tiếng bập bẹ của con người”.
Dơi là loài động vật quyến rũ
Các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng những phát hiện này sẽ mở ra nhiều cuộc điều tra sâu hơn về sự phát triển khả năng âm thanh trong thế giới của loài người và động vật. Và cuối cùng có thể tiến đến nguồn gốc tiến hóa của ngôn ngữ loài người.
Ahana Aurora Fernandez, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng ngoài việc bắt chước âm thanh của những cá thể trưởng thành; những con dơi non còn học tiếng hát của những con đực trưởng thành. “Dơi là loài động vật quyến rũ, chúng là loài động vật có đời sống xã hội phức tạp; và nhiều loài sẽ sống theo những nhóm ổn định lâu năm trong suốt cuộc đời”, cô nói.
“Điều có lẽ hầu hết chúng ta không biết đó là nhiều loài dơi có khả năng giao tiếp xã hội đầy tinh vi. Mọi người đều biết rằng chúng sử dụng định vị bằng tiếng vang để điều hướng và kiếm ăn. Nhưng điều thật sự thú vị ở đây đó là có rất nhiều loại âm thanh được chúng sử dụng để làm trung gian cho các tương tác xã hội đó.
Và cũng giống như chim, những con dơi cũng biết ‘hát’. Bài hát thường được tạo ra ở tần số cao nên chúng ta không thể nghe được. Nhưng nếu điều đó có thể thì chúng ta sẽ nhận ra rằng đêm tối vốn tràn ngập các bài hát của loài dơi”, cô nói.