Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm (nặng khoảng 15-20 gram) nằm ở phía trước cổ, có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp có thể bị tổn thương và bị viêm vì nhiều lý do, một tình trạng được gọi là viêm tuyến giáp. Theo BS.CCII Trần Đỗ Lan Phương, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy ăn bệnh này có nguy hiểm không? Cùng nhau tìm hiểu nhanh nhé.
Các loại viêm tuyến giáp
Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và thời gian kéo dài của bệnh mà viêm tuyến giáp được chia thành các loại sau:
Viêm tuyến giáp cấp tính
Viêm tuyến giáp cấp tính là tình trạng tuyến giáp bị viêm cấp tính do vi trùng sinh mủ. Đây là một loại viêm ở tuyến giáp tương đối hiếm gặp do vi khuẩn hoặc sinh vật truyền nhiễm gây ra.
Viêm tuyến giáp bán cấp
Viêm tuyến giáp u hạt bán cấp tính
Viêm tuyến giáp u hạt bán cấp còn được gọi là viêm giáp de Quervain. Tình trạng này gây đau, có nhiều khả năng do virus gây ra, thường thứ phát sau khi bị quai bị, sởi, cúm.
Viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp tính
Viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp không gây đau, còn gọi là viêm tuyến giáp yên lặng. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Nếu tuyến giáp bị viêm không có triệu chứng đau xuất hiện ở phụ nữ sau sinh thì được gọi là viêm giáp sau sinh.
Đối với tình trạng này, chức năng tuyến giáp của người bệnh thường ổn định trở lại sau 12 – 18 tháng kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh dẫn đến biến chứng suy giáp, khiến người bệnh phải điều trị lâu dài.
Viêm tuyến giáp mạn tính
Bệnh Hashimoto
Bệnh Hashimoto hay viêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh tự miễn do rối loạn hoạt động hệ miễn dịch gây ra (3). Ở căn bệnh này, hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tấn công các tế bào tuyến giáp. Quá trình phá hủy diễn ra âm thầm, khiến đa số người bệnh không thể phát hiện được ở giai đoạn sớm. Đây là loại viêm ở tuyến giáp phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 7-8 lần nam giới, thường gặp ở độ tuổi 30-50.
>>> Nhấp vào đây để tìm hiểu thêm nhiều bệnh khác
Viêm tuyến giáp Riedel
Viêm tuyến giáp Riedel còn được gọi là viêm giáp mạn xơ hóa xâm lấn. Đây là dạng viêm cực kỳ hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi. Trong trường hợp này, các tổ chức xơ dày đặc làm tuyến giáp bị xơ cứng, mất dần chức năng.
Bệnh có thể đi kèm với tình trạng xơ hóa ở các khu vực khác trong cơ thể như xơ hóa trung thất, xơ hóa sau màng bụng, xơ hóa sau nhãn cầu…
Viêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh gì?
Viêm tuyến giáp Hashimoto còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn dịch hay viêm tuyến giáp mạn tính, là một bệnh viêm tuyến giáp thường gặp nhất ở Mỹ (khoảng 14 triệu người), trong đó nữ mắc bệnh cao gấp 7 lần so với nam.
Do rối loạn hệ thống miễn dịch, tạo ra nhiều tế bào miễn dịch. Và các tự khang thể làm phá hủy các tế bào tuyến giáp dẫn tới giảm khả năng tạo hormone. Suy giáp xuất hiện khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cho nhu cầu của cơ thể, tuyến giáp có thể phì đại hình thành bướu giáp.
Nhiều bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto không có triệu chứng trong nhiều năm. Chẩn đoán tình cờ khi thấy tuyến giáp to hoặc kết quả máu định kỳ có bất thường. Khi có triệu chứng thì bướu giáp đã ảnh hưởng đến vùng cổ hoặc lượng hormone tuyến giáp đã giảm sút. Triệu chứng đầu tiên, thường gặp là to ở vùng cổ. Biểu hiện này dễ phát hiện, nếu không điều trị bệnh nhân có thể nuốt khó thậm chí khó thở.
Biểu hiện bệnh
Bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto có biểu hiện suy giáp như: mệt mỏi, buồn ngủ, thờ thẫn; chóng quên, khó nhớ, móng tay và tóc khô, dễ gãy, da khô và ngứa; phù mặt, táo bón, đau nhức cơ, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, dễ bị xảy thai, tăng nhạy cảm với các thuốc… Ở một số bệnh nhân, phì đại tuyến giáp và suy giáp tiến triển làm các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hơn. Những bệnh nhân này cần được phát hiện sớm và bù hormone đầy đủ. Điều trị hormone đầy đủ còn làm giảm sự phì đại của tuyến. Và trong một số trường hợp bướu giáp có thể co nhỏ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp Hashimoto là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Hệ thống này đã không nhận ra tế bào tuyến giáp bình thường mà coi các tế bào tuyến giáp. Như là tế bào lạ gây đáp ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể phá hủy tế bào. Một số nghiên cứu đưa ra các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới bệnh nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: bướu giáp, triệu chứng suy giáp. Ngoài ra còn phải dựa vào xét nghiệm máu: kháng thể kháng tuyến giáp (kháng thể này rất đặc hiệu trong viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng không phải gặp ở tất cả các bệnh nhân); TSH tăng, FT4 giảm. Chọc tế bào tuyến giáp làm xét nghiệm tế bào học không phải là xét nghiệm thường quy ở tất cả các bệnh nhân. Nhưng đây là xét nghiệm để phân biệt viêm tuyến giáp Hashimoto với các bệnh tuyến giáp khác.
Do rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc một số bệnh như đái tháo đường typ 1; Bệnh Basedow, viêm đa khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính; bệnh Addison, suy chức năng buồng trứng sớm, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…
Điều trị
Điều trị hormone thay thê levothyroxi hàng ngày, liều phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mạch nêm dùng liều nhỏ tăng dần. Trong khi đó người trẻ có thể dùng liều cao ngay từ đầu. Sau một vài tháng điều trị, các triệu chứng dần được cải thiện, bướu giáp có thể co nhỏ lại.